Được phong Chân Phước ngày 29.10.1972
Chia đôi mọi sự
Chân Phước Micae Rua (1837-1910)
Đấng kế vị đầu tiên của Don Bosco
- Micae sinh ngày 09/06/1837 tại Tô-ri-nô, thành Turin năm 1837, con út của một công nhân trong gia đình có 09 người con.
- Đến năm lên 07 tuổi, ngài đã gặp Bosco lúc đó là một vị linh mục mới có 30 tuổi và Micae đã nhập trường của Gioan Bosco. Thân phụ của Micae vừa mới từ trần, và lòng cảm mến đối với Bosco đã giúp em cảm thấy bớt trống rỗng vì cái chết của thân phụ. Đối với Micae, Gioan Bosco đã trở nên người cha thứ hai.
- Một ngày nọ, Don Bosco đã nói với cậu: “Chúng ta sẽ chia đôi mọi sự với nhau.”
- Micaen Rua (Rua là một trong nhóm học sinh đầu tiên mà Don Bosco muốn đào tạo để trở nên những tu sĩ Salêdiêng).
- Trong khi các Cha dòng Sa-lê-diêng chạy ngược chạy xuôi để tìm Cha Don Bosco, vị thủ lãnh của Dòng, thì người cộng tác tín nhiệm của Ngài, Cha Micae Rua, lúc đó mới 31 tuổi, đang quằn quại trong cơn hấp hối.
- Là một trong những học sinh đầu tiên gia nhập dòng mới của Cha Bosco, Micae Rua là một vị giám thị, một viên quản lý, và là người "làm mọi việc" được chỉ định với lòng hăng hái và vui vẻ. Nhưng giờ đây, bác sĩ đã khám phá ra ngài đang mắc chứng bệnh ung thư dạ dầy, và quả quyết rằng không thể làm gì hơn được nữa. Cha Angelo Savio đã đem dầu thánh đến phòng bệnh nhân, chờ Vị sáng lập đến để cử hành các bí tích sau hết.
- Cuối cùng Cha Bosco đã trở về. Các Cha liền xin ngài đến thăm Cha Rua. Nhưng thay vì đến thăm người anh em đang hấp hối, ngài liền bắt tay vào chương trình thường nhật cho đến sau bữa ăn tối. Khi ngài bước vào phòng bệnh nhân, Cha Rua đau đớn thều thào: "Nếu đây là giờ phút sau cùng của con, thì xin Cha hãy nói - con sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì."
- Cha Bosco ôn tồn trấn an vị linh mục trẻ: "Micae yêu dấu của Cha, Cha không muốn con chết. Còn rất nhiều việc con phải giúp Cha". Sau đó ngài chúc cho Cha Rua được ngủ ngon.
- Sáng hôm sau, bác sĩ cố gắng để giải thích cho Cha Bosco hiểu bệnh tình trầm trọng của bệnh nhân, Cha Bosco đáp lại: "Dù bệnh tình có trầm trọng đến đâu cũng không sao, Cha Micae phải phục hồi vì ngài còn nhiều việc phải làm". Thấy những bình dầu thánh, ngài hỏi xem ai đã đem đến. Khi Cha Savio thưa là mình đã đem đến, thánh nhân liền nói: "Thật là người kém tin". Rồi ngài cúi xuống và nói nhỏ cho "Michelino" (Micae bé nhỏ) của ngài rằng: "Đừng sợ. Ngay cả nếu Cha có ném con ra ngoài cửa sổ lúc này, con cũng sẽ không chết đâu!" Ngài mỉm cười, và vị linh mục trẻ đang yếu bệnh cũng mỉm cười đáp lại như là họ đã chia sẻ một điều nói đùa bí mật.
- Quả thật, Cha Micae Rua còn quá nhiều việc phải làm nên ngài chưa thể chết được. Là "cánh tay phải" của Cha Bosco, trên vai ngài phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm mà ngài cảm thấy mình có bổn phận phải làm để cộng tác với Vị sáng lập. Mặc dầu với vóc người mảnh khảnh, vị linh mục này đã tiếp tục thi hành nhiều bổn phận, và sau khi Cha Don Bosco từ trần, ngài đã hướng dẫn các Cha, các Thầy dòng Sa-lê-diêng cho đến khi ngài qua đời năm 1910, thọ 73 tuổi. Trong bài giảng phong chân phước cho ngài, Đức Thánh Cha đã tán dương Cha Micae Rua là "một vị linh mục mảnh khảnh hao mòn kiệt sức, một mẫu gương cho sự hiền hậu và tốt lành, luôn chu toàn bổn phận và một đời hy sinh".
- Vì công việc của ngài, Cha Bosco đã có một vài kẻ thù. Một ngày nọ có người bảo Micae phải tránh xa khỏi ngài. Trong khi vỗ vào đầu Micae, người ấy nói, "Ông ấy bị bệnh nặng tới đây này". Micae đã rơi lệ khi nghĩ rằng bạn ngài đang bị bệnh. Nhưng đến Chúa nhật sau đó, khi thấy Cha Bosco vẫn vui vẻ như thường ngày, Micae cảm thấy bớt lo lắng. Bài học vu oan này khiến ngài nhớ suốt đời. Về sau, Micae luôn cố gắng để tìm sự thật mỗi khi ngài nghe được bất cứ tiếng đồn nào. Dù vậy, những vu oan giá hoạ đó vẫn là thánh giá làm ngài đau khổ nhiều.
- Đến năm 10 tuổi, sau khi học xong trường các Sư Huynh, Micae định tìm việc trong xưởng công binh. Khi biết ý định của em, Cha Bosco đã cho tiền học phí để em có thể tiếp tục học, nhờ vậy Micae có thể tiếp tục học hành. Về mặt học vấn, em đã đứng đầu lớp trong cả 2 trường tư em theo học.
- Năm 1852 Micae đã đến sinh hoạt tại Nguyện Xá và đến năm 1853, Micae gia nhập chủng viện, và trở nên cánh tay phải của Cha Bosco. Micae được trao phó trách nhiệm giúp cho các học sinh tuân giữ kỷ luật. Cũng như Vị sáng lập, Micae Rua tỏ ra luôn kiên nhẫn và thông cảm. Cha Bosco cũng trao cho Micae trách nhiệm thanh toán các hoá đơn, trong khi ngài đi quyên tiền. Thêm vào những bổn phận này, Cha Bosco xin Micae chép lại quyển sách Lịch sử Nước Ý của ngài. Trong gần hai tháng trời, tất cả các thì giờ rảnh rỗi của Thầy đều được dành cho công việc này.
- Trong khi bận bịu thi hành tất cả các bổn phận đó, thầy chủng sinh trẻ này còn phải tiếp tục chương trình học vấn để lãnh chức linh mục. Thầy đạt được điểm tối hảo bằng cách thức dậy lúc 4 giờ sáng và đi nghỉ sau 12 giờ đêm. Chính đây là một phép lạ nhỏ - một người với thân thể mỏng manh, một người chưa bao giờ có một sức khoẻ cường tráng; thêm vào đó, lúc Micae mới được 16 tuổi, thì 7 người trong gia đình Thầy đã được Chúa gọi về. Dù vậy, Thầy vẫn theo đuổi một đời sống thật nhiệm nhặt.
- Ngày 25 tháng 3 năm 1855, Micae trở nên một trong những người đầu tiên theo Cha Bosco được tuyên khấn trong tu hội Sa-lê-diêng. Thầy được lãnh chức linh mục ngày 28 tháng 7 năm 1860. Cha Bosco đã viết lời tiên tri sau đây và để trên bàn của Cha Micae trong ngày ngài chịu chức Linh Mục: "... Cha sẽ thấy rõ hơn tôi, tu hội Sa-lê-diêng sẽ vượt quá ranh giới nước Ý và sẽ được thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới...". Qua công việc của Cha Rua, tu hội đã bành trướng đến những chân trời xa xôi. Một trong các nhà viết tiểu sử đời ngài đã có nhận xét: "Lòng nhiệt thành đối với công việc truyền giáo của ngài thật khôn tả".
- Một năm sau khi lãnh chức linh mục, Cha Rua được chỉ định trông coi trường Sa-lê-diêng đầu tiên được thiết lập tại Mirabello. Mặc dù khi mới đến, Cha đã gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề tài chánh, nhưng Cha Rua đã có thể vượt thắng tất cả. Đến năm 1884, Cha được gọi trở về Rôma và được chỉ định làm tổng phụ tá dòng.
- Đến năm 1888, ngài đã có mặt lúc Vị sáng lập và cũng là "người cha thứ hai" của ngài tạ thế. Khi Cha Thánh Don Bosco vừa qua đời, Cha Rua đã vuốt mắt thánh nhân và thì thầm: "Chúng con vừa mất đi người cha trên dương thế, nhưng từ nay chúng con lại có được một Đấng bảo trợ trên thiên đàng".
- Cha Rua củng cố tu hội trẻ lúc ấy có khoảng 700 tu sĩ. Ngài chỉ thị cho họ phải "trung tín dõi theo phương pháp Cha Don Bosco đã áp dụng và đã truyền dạy".
- Được thừa hưởng sức mạnh và lòng yêu mến đối với việc truyền giáo của Cha Bosco, Cha Rua đã lập những tu viện mới tại 8 quốc gia. Ngài sai các nhà truyền giáo ra đi với những lời chỉ dẫn tuyệt hảo, và nhấn mạnh đến sự tôn trọng các phong tục địa phương. Ngài khuyên các tu sĩ Sa-lê-diêng này hãy mặc lấy lối sống của những dân tộc họ đến rao giảng. "Về một số các phong tục man rợ này, cố gắng đừng khinh chê, nhưng theo gương Giáo Hội sơ khai giữa các dân ngoại, hãy cố gắng thánh hoá những phong tục đó, miễn là đừng để nó làm tổn hại đến linh hồn và thân xác". Cha Miace đã đủ can đảm để chấp nhận phần nào cả những tư tưởng khác thường một khi ngài nghĩ rằng nó có phần trong chương trình của Thiên Chúa, Cha đã ủng hộ chương trình thiết lập dòng tu cho các phụ nữ bị bệnh cùi. Ngài nói với vị linh mục có sáng kiến đó: "Tu hội của Cha là một điều tốt lành, nó phải được tiếp tục và phát triển".
- Sự quan tâm và để ý đến mỗi một phần tử Dòng là một dấu chứng nói lên tấm lòng hiền phụ của ngài. Ngài quan tâm đến mọi vấn đề, dù những vấn đề xem ra không mấy quan trọng.
- Thánh giá và hy sinh cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người kế vị Cha Bosco. Lụt lội, động đất và nhiều thiên tai khác hoành hành các xứ truyền giáo. Sự đàn áp các dòng tu trong một vài quốc gia, cũng như sự quấy nhiễu của các nhà chính trị tại một số quốc gia khác đã làm ngài thật đau buồn. Trong số đó, nỗi buồn lớn hơn cả là những vu cáo đối với trường Sa-lê-diêng ở gần Genoa. Khi nghe những điều thuật lại này, Cha Rua đã buồn đến rơi lệ. Dù rằng đó chỉ là những điều vu oan, nhưng việc tố tụng này đã làm cho ngài phải đau khổ nhiều.
- Ngày 15 tháng 2 năm 1910, Cha Micae Rua đã kiệt lực sau nhiều năm làm việc. Sau cơn bệnh kéo dài gần 2 tháng, Cha Micae Rua đã được Chúa gọi về cách an bình ngày 6 tháng 4.
- Dâng hiến trót cả cuộc đời cho công việc giáo dục Kitô giáo là đặc điểm của cuộc đời Cha Micae Rua.
- Cuộc đời Ngài phản ảnh một tình yêu không giới hạn cho các trẻ em, đặc biệt là những trẻ em nghèo, mồ côi và những trẻ em bị bỏ rơi ngoài đường phố.
- Công việc tiến hành xin phong chân phước của giáo phận cho Cha Micae Rua hoàn thành vào năm 1934. Theo thông thường, lễ nghi phong chân phước được ủy cho một vị Hồng Y; nhưng chính Đức Thánh Cha Phaolô VI đã chủ toạ trong lễ nghi phong chân phước cho Cha Micae Rua. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phaolô VI chủ toạ lễ nghi phong chân phước. Lễ nghi được cử hành ngày 29 tháng 10 năm 1973. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đột nhiên ngừng và hỏi mọi người: "Ta đã tuyên bố Cha Micae Rua là chân phước. Các con có mừng không?" Đại thánh đường vang dậy niềm phấn khởi và hân hoan tán thành. Tiếp tục bài giảng, ngài nói: "Những hoa quả lạ lùng của gia đình Sa-lê-diêng... được bắt nguồn từ Cha Bosco, và được tiếp nối bởi Cha Micae Rua. Ngài là người trung tín nhất, do đó khiêm nhượng nhất, và đồng thời cũng là người can đảm gan dạ nhất trong những người con của Cha Don Bosco". [2]
- Trong suốt 36 năm, Micaen Rua đã trở thành một cộng tác viên thân tín nhất của Don Bosco trong mọi giai đoạn hình thành nên Tu Hội Salêdiêng.
- Ngài tuyên khấn lần đầu vào năm 1835, và là vị linh hướng thiêng liêng đầu tiên của Tu Hội ở tuổi 22 (1859).
- Ngài được thụ phong linh mục năm 1860 và trở thành vị Giám Đốc đầu tiên của Trường Mirabello ở tuổi 26 (1863-1865), rồi sau đó làm phó Giám đốc của Valdocco với 700 học sinh và phó Bề Trên của Tu Hội.
- Ngài cũng điều hành tờ báo Letture Cattoliche, chịu trách nhiệm về việc đào luyện (1869) và vấn đề nhân sự của Tu Hội.
- Năm 1875, ngài được đặt làm vị linh hướng của các Nữ tu Salêdiêng, và đồng hành cùng Don Bosco trên các hành trình của Ngài.
- Theo ý muốn rõ rệt của Đấng Sáng lập, năm 1884, Đức Thánh Cha Leo XIII đã chỉ định ngài làm Đấng Kế vị Don Bosco và Ngài đã trở thành Bề Trên Cả của Tu Hội vào năm 1888.
- Cha Micaen Rua được coi như một “Bộ Luật Sống” vì ngài tuân giữ xác đáng các luật lệ, tuy nhiên ngài cũng luôn tỏ ra tình cha đến độ người ta cũng coi ngài như “một vị vua của lòng nhân ái”.
- Với việc gia tăng số các hội viên và sự phát triển các công cuộc, Ngài đã gởi các Sa-lê-diêng đi khắp thế giới, và lưu tâm đặc biệt đến những cuộc xuất phát truyền giáo.
- Trong những cuộc hành trình đến Châu Âu và Trung Đông, ngài an ủi, khích lệ, và luôn hướng mọi người về Don Bosco: “Don Bosco đã nói,…Don Bosco đã làm…, Don Bosco muốn rằng…”.
- Khi Ngài qua đời vào ngày 06.04.1910 ở tuổi 73, Tu Hội Sa-lê-diêng đã gia tăng số hội viên từ 773 đến 4000, số cộng đoàn gia tăng từ 57 đến 345, số tỉnh dòng từ 6 lên đến 34, và hoạt động trong 33 quốc gia.
- Khi phong chân phước cho ngài, Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã tuyên bố rằng:”Gia đình Salêdiêng đang thừa hưởng nguồn gốc tinh thần từ Don Bosco, từ sự kế tục trung thành của Don Rua...
- Ngài đã triển khai tinh thần của vị thánh thành một trường phái, triển khai luật lệ của ngài thành một tinh thần, sự thánh thiện của ngài thành một mẫu gương.
- Ngài đã biến con suối thành một dòng sông”.
- Xác của ngài hiện được lưu giữ trong hầm mộ của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu.
- Lễ mừng kính ngài vào ngày 29.10 hằng năm
Don Rua (Michael Rua)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét