Có thể là tên của một trong các vị thánh Kitô giáo sau đây:
- Thánh Phanxicô Đệ Salê (1567–1622) - sinh tại Pháp, giám mục Genève (Thụy Sĩ)
- Thánh Phanxicô thành Paola, còn được gọi là Thánh Phanxicô Đệ Phaolô (1416–1507) - ẩn tu người Ý, sáng lập Dòng Anh Em Rất Hèn Mọn
- Thánh Phanxicô thành Assisi, còn được gọi là Thánh Phanxicô Khó Khăn (1181–1226) - người Ý, sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn (Phan Sinh)
I. PHANXICÔ ĐỆ SALÊ (FRANCIS DE SALES)
Ngày 24/01, Mc 3, 13-19
Sách tiên tri Êdêkien 34,11.23-24 có viết Chúa phán:" Ta sẽ kiểm điểm đoàn chiên của Ta, và
đặt một mục tử chăn dắt chúng. Còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng". Ðiều này
rất thích hợp với cuộc sống của thánh Phanxicô Đệ Salê (Francis De Sales) vì đời mục tử của Ngài rất nổi bật trong việc
dọn bài giảng và dậy giáo lý tân tòng.
PHANXICÔ ĐỆ SALÊ (FRANCIS DE SALES)
1. TUỔI THƠ VÀ CUỘC ÐỜi
- Thánh Phanxicô Đệ Salê (tiếng Anh: St. Francis de Sales) được sinh ra tại Annecy nước Pháp, ở biệt thự Sales ngày 21/8/1567 trong một gia đình đạo đức và sống bác ái. Thánh nhân được cha mẹ hun đúc và giáo dục rất nhân bản, thấm nhuần đạo Ðức Kitô, nhờ đó Ngài sớm trở nên một trẻ thơ đạo đức, thánh thiện và bác ái, quảng đại, chia sẻ. Lớn lên, thánh nhân theo học triết lý và thần học tại Paris. Ðậu tiến sĩ luật tại Padoua, Ngài nắm trong tay một tương lai sáng lạn, huy hoàng. Dù cuộc đời Ngài dễ dàng thăng quan, tiến chức, có chỗ vững chắc trong xã hội, nhưng thánh nhân quyết tâm từ bỏ tất cả, để đi theo Chúa Giêsu.
- Thánh nhân được thụ phong linh mục năm 1595. Thánh nhân được Ðức Giám mục Granier tin tưởng, tín nhiệm đề cử làm nhà hộ giáo, giảng thuyết chính thức chống lại bè rối Calvin ở Challais. Với một tâm hồn lạc quan, vui tươi, tin tưởng và phó thác cho Chúa:" Chúa là nguồn vui của Con", thánh Phanxicô đã đưa trở lại với Giáo Hội 72 ngàn người lạc giáo. Chúa yêu thương, cất nhắc Ngài vì ngay vào năm 1602 khi Ðức Cha Granier từ trần, Ngài được đặt làm giám mục thay thế Ðức Cha vừa qua đời. Thánh Phanxicô Salê đã lập Dòng Chị Em Con Ðức Mẹ, sau này được đổi thành Dòng Thăm Viếng.
2. CHÚA MỜI GỌI NGÀI
- Thánh nhân được Chúa mời về vào năm 1622 tại Lyon nước Pháp. Ðức thánh cha Alexandre VII tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1685. Ðức Giáo Hoàng Piô IX với những tư tưởng sâu sắc, một linh đạo thấm nhuần Phúc Âm và những bài vở, sách quí giá thánh nhân để lại,Ðức thánh Cha Piô IX đã phong chức vị tiến sĩ Hội Thánh cho Ngài.
- Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Phanxicô Salê, giám mục, biết trở nên tất cả để hòa mình với mọi người hầu muôn dân được ơn cứu độ. Xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại, biết hết lòng phục vụ anh em, để làm chứng lòng yêu thương nhân hậu của Chúa (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phanxicô Salê, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh).
Nguồn: Linh mục Giuse
Nguyễn Hưng Lợi (Dòng Chúa Cứu Thế)
II. PHANXICÔ THÀNH PAOLA (FRANCIS OF PAOLA)
PHANXICÔ THÀNH PAOLA (FRANCIS OF PAOLA)
1. Tiểu sử
- Thánh Phanxicô thành Paola (tiếng Ý: Francesco di Paola, 27 tháng 3, 1416 – 2 tháng 4, 1507) là một tu sĩ ẩn tu thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, người sáng lập Dòng Anh Em Rất Hèn Mọn (Minimes).
- Phanxicô sinh tại Paola, một ngôi làng nhỏ thuộc Calabria nước Ý vào năm 1416. Cha mẹ của Phanxicô là những người rất nghèo nhưng đạo đức và khiêm tốn. Tuy kết hôn đã lâu mà chưa có con, ông bà đã nguyện xin thánh Phanxicô thành Assisi cầu bầu lên Thiên Chúa để được ban ơn cứu giúp. Sau khi sinh hạ một đứa con trai, họ tin là nhờ công lao của thánh Phanxicô thành Assisi nên đã đặt tên cho con trai mình là Phanxicô.
- Từ thuở nhỏ, Phanxicô đã đi học ở trường của các cha Dòng Phanxicô và tiếp xúc với cuộc sống tu trì của nhà dòng này. Tuy chưa thực hiện lời khấn dòng nhưng Phanxicô đã thể hiện đời sống mẫu mực của mình khiến cho các tu sĩ trong dòng rất cảm kích và muốn giữ cậu bé này ở trong dòng. Vào năm 15 tuổi, Phanxicô cùng cha mẹ đi hành hương đến Roma. Cuộc hành hương này tạo nên một bước ngoặt lớn cho cuộc đời Phanxicô, khiến cho Phanxicô chuyển đến sống riêng trong một cái hang với mong muốn làm một ẩn sĩ và dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa.
- Năm 20 tuổi, lý tưởng của Phanxicô đã lay động được nhiều bạn trẻ, và họ tìm đến với anh để xin gia nhập. Nhóm của Phanxicô lập thành 3 phòng và một nhà nguyện gần hang Phanxicô trú ẩn để cầu nguyện mỗi ngày. Về sau, người dân thành Paola đã xây cất cho Phanxicô và các môn đệ của ngài một ngôi thánh đường và một tu viện để trở thành Dòng Anh Em Rất Hèn Mọn. Phanxicô dạy các môn đệ của mình sống khiêm tốn, quảng đại và thực hành nhiều việc đền tội. Chính bản thân Phanxicô là mẫu gương cho các nhân đức mà mình đã giảng dạy.
2. Các điển tích
- Vua Louis XI của Pháp là người luôn bị ám ảnh sợ chết nên đã mời Phanxicô đến làm phép lạ cứu mình. Phanxicô giải thích cho ông rằng: cuộc sống của vua chúa cũng có giới hạn như bao người khác.
- Lệnh của Thiên Chúa không thể xoay đổi được, tốt hơn cả là hãy vâng theo ý Chúa và dọn mình chết lành. Nhà vua nghe vậy đã mềm lòng và chấp nhận chết cách an bình trong vòng tay của Phanxicô.
3. Tham khảo
- Hạnh tích các Thánh.
- Theo Vết Chân Người.
- Các Thánh dành cho bạn trẻ.
- Saint Francis of Paola
III. PHANXICÔ XAVIÊ (FRANCIS XAVIER)
Thánh Phanxicô Xaviê (St. Francis Xavier)
1. Tiểu sử
- Thánh Phanxicô Xaviê (St. Francis Xavier); 7 tháng 4 năm 1506 – 3 tháng 12 năm 1552) tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của Vương quốc Navarre nhỏ bé miền Bắc nước Tây ban, là nhà truyền giáo Công giáo tiên phong người Navarra và đồng sáng lập viên của Dòng Tên. Theo Giáo hội Công giáo Rôma, ông làm cho nhiều người theo Kitô giáo hơn bất cứ người nào từ thời Thánh Phaolô.[1]
- Thánh Xaviê phục vụ ở nhiều quốc gia khắp thế giới, ông được gọi theo nhiều tên, bao gồm: Sam Fransisku Xavier hoặc Sanv Fransisk Xavier trong tiếng Konkan, San Frantzisko Xabierkoa trong tiếng Basque, San Francisco Javier trong tiếng Tây Ban Nha, São Francisco Xavier trong tiếng Bồ Đào Nha, 성자 프란체스코 사비에르 trong tiếng Triều Tiên, フランシスコ・ザビエル trong tiếng Nhật Bản, 聖方濟沙勿略 trong tiếng Trung Quốc, và Franciscus Xaverius trong tiếng Latinh.
- Khi ngài 5 tuổi, nước Tây ban Nha thôn tính và sát nhập Navarre khiến gia đình ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 19 tuổi Ngài đến Paris học (1525 - 1536).
- Tại Paris, ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Favre, và sau đó với Thánh Inhaxiô Loyola. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatiô thu phục. Năm 1534, ngài cùng với nhóm bạn của Thánh Inhaxiô Loyola khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 1537 ngài chịu chức linh mục tại Venezia miền Bắc nước Ý.
2. Công việc truyền giáo
- Một lời của Chúa đã khiến Phanxicô thay đổi tất cả: " Ðược lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?" Chúa đã dùng miệng lưỡi của thánh Inhaxiô Loyola cũng là thầy dạy Ngài để nói lên điều đó. Chính lời Chúa đã biến đổi cuộc đời của Ngài tận căn. Chúa đã chiếm đoạt con tim của Ngài toàn vẹn. Thánh nhân đã trở thành khí cụ bình an đem Tin Mừng cho người Á Châu.
- Năm 1539, Ðức Giáo hoàng Phaolô III đã sai Ngài đi truyền giáo cho dân tộc Ấn Ðộ. Thánh Phanxicô đã miệt mài với sứ mạng loan báo Tin Mừng. Ðâu đâu Ngài cũng nghe tiếng thúc bách của các linh hồn: Ấn Ðộ, Macao, Nhật Bản, Trung Hoa cũng nằm trong trí óc và hiện ra trước mắt Ngài. Ngài đi mãi, đi hoài không mệt mỏi, không lo âu, sợ sệt và do dự.
- Mười một năm ròng rã loan báo Tin Mừng, cuộc đời thánh nhân là một cuộc hành trình dài không ngừng. Ngài lúc nào cũng được thúc bách bằng tấm lòng nồng cháy các linh hồn. Ngài đã đem không biết bao người về với Chúa, với Giáo Hội. Ngài có lòng khiêm nhượng tuyệt đối,
- Ngài luôn yêu mến và kính trọng bề trên của Ngài là thánh Inhaxiô Loyola. Chúa đã giúp Ngài bằng nhiều phép lạ phi thường vì lòng nhiệt thành hăng say của Ngài đối với các linh hồn.
3. Ngày cuối đời
- Thánh Phanxicô Xaviê được mệnh danh là Phaolô thế kỷ XVI. Thánh nhân có tinh thần truyền giáo cao độ. Ngài luôn hướng tới Chúa và yêu mến các linh hồn.
- Phanxicô đi đi mãi tới các nước Châu Á. Ngài đến với Á Châu, đến với những con người chưa biết Chúa.Ngài luôn mang trong mình Ngài hai tình yêu đã nên một tình yêu Ðức Giêsu Cứu Thế và tình yêu các linh hồn.
- Lòng hăng say nhiệt thành của Phanxicô, quên bản thân mình để cho nhiều người được hạnh phúc. Thánh nhân nhìn nước Trung Hoa với tình thương lênh láng, Ngài ước mong đem Tin Mừng và Giáo lý của Chúa Giêsu cho một dân tộc đông dân nhất thế giới.
- Ước mơ của Ngài chưa thể thực hiện thì ngày 02/12/1552, Ngài qua đời khi trên đường gần tới nước Trung Hoa, tại cửa ngõ bước vào Trung Hoa tại đảo Tân Châu. Xác thánh nhân được đem về an táng tại thành Goa nước Ấn Ðộ.
- Năm 1622, Ðức Giáo hoàng Grêgoriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh và đến năm 1904, Ðức Giáo Hoàng Piô X đã đặt Ngài làm quan thầy các xứ truyền giáo.
4. Tham khảo
IV. PHANXICÔ THÀNH ASSISI (FRANCIS OF ASSISI)
Thánh Phanxicô thành Assisi
El Greco, Thánh Francis cầu nguyện, 1580 - 1585,
tranh sơn dầu tại Bảo tàng Joslyn Art
Thánh nhân
- Mất 3 tháng 10 1226 Assisi, Italy
- Hiển thánh: ngày 16 tháng 7 năm 1228, Assisi bởi Giáo hoàng Gregory IX
- Lễ kính: ngày 0 4 tháng 10
- Biểu tượng: Chim bồ câu, Dấu khổ nạn, Tập quán sống nghèo khó, Thập tự giá, Pax et Bonum
- Quan thầy: Của loài vật, Chim trời, Môi trường, Thương gia và nước Italy, Meycauayan, Philippines, Catholic Action, Stowaway.
- Đền chính: Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô thành Assisi
- Biểu trưng: Chim bồ câu, dấu khổ nạn, tập quán sống nghèo khó, thập tự giá, Pax et Bonum
- Phanxicô thành Assisi (tiếng Ý: Francesco d'Assisi; 26 tháng 9, 1181 – 3 tháng 10, 1226), còn gọi là Thánh Phanxicô Khó khăn, là một tu sĩ Công giáo Rôma sáng lập ra Dòng Anh Em Hèn Mọn (Order of Friars Minor), được biết đến nhiều hơn với tên Dòng Phan Sinh.
- Giáo hội Công giáo xem ông là thánh bổn mạng loài vật, chim trời, môi trường, và nước Ý. Ngày 4 tháng 10 hằng năm là ngày lễ kính Thánh Phanxicô.
Thánh Phanxicô và Thánh Clara thành Assisi (thuyết minh tiếng Việt)
1. Tiểu sử
1.1. Thiếu thời
- Phanxicô (Francis) là con trai của Pietro di Bernardone, một doanh nhân thành đạt, và Pica Bourlemont. Người ta không biết nhiều về người mẹ ngoại trừ quê quán của bà là nước Pháp. Hai người có bảy người con, Francis chào đời khi người cha đang ở Pháp, mẹ ông cho con chịu lễ rửa tội với tên Gionanni di Bernadone, theo tên của Gioan Tẩy giả (Giăng Báp-tít), với mong ước con trai của bà sẽ lớn lên trở thành một nhân vật tôn giáo. Khi trở về Assisi, người cha hết sức tức giận vì ông không muốn con mình trở nên người của giáo hội. Pietro gọi con theo một tên khác, Francesco (một hình dung từ trong tiếng Ý nghĩa là "thuộc về Pháp", ngụ ý sự thành công của ông trên thương trường, và lòng đam mê của ông dành cho mọi sự thuộc về nước Pháp.
- Đề kháng lại nghề nghiệp kinh doanh cũng như khát vọng giàu sang của người cha, cậu bé bộc lộ nỗi đam mê dành cho sách vở (cần nên biết chính nhờ tiền bạc của người cha giàu có mà Francis được hưởng một nền giáo dục ưu tú, nhờ đó cậu thành thạo trong kỹ năng đọc một số ngôn ngữ, trong đó có tiếng Latin). Francis nổi tiếng trong vòng bạn bè nhờ tửu lượng cao và giao du rộng, đa phần là với con cái của giới quý tộc. Ngay từ những ngày này, Francis đã tỏ ra thất vọng đối với thế giới cậu đang sống, thể hiện qua cách xử sự của công tử Francis khi gặp một người hành khất. Vào một ngày, lúc đang vui chơi trác táng với bạn bè, một người hành khất tìm đến nài xin của bố thí, trong khi mọi người không hề quan tâm đến tiếng kêu la của người ăn mày, Francis dốc hết túi của mình cho người ấy. Bạn bè xúm lại chế giễu, và khi về nhà, cậu lại hứng chịu cơn thịnh nộ của người cha vì nghĩa cử này.
Francis thành Assisi, tranh của José de Ribera
- Năm 1201, Francis gia nhập đội quân viễn chinh đến Perugia, bị bắt giữ làm tù binh trong một năm tại Collestrada. Có lẽ trải nghiệm qui đạo đã đến với Francis trong thời gian này. Sau khi trở về Assisi trong năm 1203, Francis buông mình trở lại cuộc sống phóng túng. Nhưng đến năm 1204, một cơn bạo bệnh đánh động tâm hồn của Francis và dẫn cậu vào một cuộc khủng hoảng tâm linh. Năm 1205, Francis rời bỏ Puglia để gia nhập đạo quân của Gualtiero di Brienne. Trên đường đi, tại Spoleto, một khải tượng lạ lùng đã khiến Francis quay trở lại Assisi và nhấn chìm cậu sâu hơn trong cuộc khủng hoảng tâm linh.
- Người ta kể lại rằng khi cố từ chối những trò giải trí và những buổi hội hè đình đám với bạn bè, những người này trêu chọc Francis và hỏi có phải cậu sắp kết hôn không, câu trả lời là “phải, với một cô dâu đẹp hơn bất cứ người phụ nữ nào mà các cậu từng gặp” – Francis ngụ ý "sự nghèo khó" (lady poverty), một thuật từ mà ông thường sử dụng sau này. Francis dành nhiều thời gian sống trong cô độc, nài xin sự soi dẫn từ Thiên Chúa. Dần dà, Francis tìm đến chăm sóc những người mắc bệnh phong, căn bệnh bị xã hội thời ấy xa lánh, đang sống trong những trại phong gần nhà. Khi hành hương đến La Mã, Francis ngồi bên cửa các nhà thờ để hành khất cho những người nghèo.
- Cha của Franics, Pietro, trong cơn giận dữ cố làm cho con trai tỉnh trí, trước tiên bằng những lời dọa nạt rồi đến sự trừng phạt thể xác. Sau cùng, trước sự hiện diện của một giám mục, Francis bác bỏ quyền làm cha của Pietro cũng như từ bỏ quyền thừa kế của mình. Trong hai tháng kế tiếp, Francis đi hành khất trong vùng Assisi. Khi trở lại thị trấn, Francis bắt tay phục hồi các ngôi nhà thờ đổ nát, trong đó có Porziuncola, ngôi nhà nguyện nhỏ bé trong khuôn viên Đại Giáo đường St Mary of the Angels, ngay bên ngoài thị trấn, sau này trở thành nơi ở ông ưa thích.
1.2 Thành lập Dòng Anh em Hèn mọn
- Vào cuối giai đoạn này (theo Jordanus là ngày 24 tháng 2 năm 1209), một bài thuyết giáo đã thay đổi cuộc đời của Francis. Nội dung bài giảng tập chú vào Phúc âm Matthew 10:9[6], thuật lại lời của Chúa Giê-xu bảo các môn đồ chớ đem theo mình tiền bạc, ngay cả gậy hoặc giày khi họ đi ra rao giảng phúc âm. Từ sự soi dẫn này, Francis hoàn toàn cung hiến mình cho cuộc sống nghèo khó.
- Mặc áo vải thô, đi chân đất, và theo giáo huấn của Chúa Giê-xu ký thuật trong các sách phúc âm, không đem theo gậy hoặc túi xách, Francis khởi sự rao giảng thông điệp ăn năn. Môn đệ đầu tiên đến với Francis là Bernado di Quintavalle, một luật gia tên tuổi trong thành phố. Rồi những người khác tìm đến, trong vòng một năm Francis có được mười một môn đệ. Francis quyết định không tìm kiếm chức vụ linh mục, và qui định cộng đồng của ông sống trong tình huynh đệ, vì vậy có tên “fratres minors” nghĩa là “những anh em hèn mọn”.
- Cộng đồng theo đuổi nếp sống đạm bạc trong một trại phong bị bỏ hoang tại Rivo Torto gần Assisi; dành nhiều thời gian dong ruổi đến các ngôi làng trong vùng đồi núi Umbria, thể hiện tinh thần lạc quan và thường ca hát, tạo ấn tượng sâu đậm trên người nghe bằng những lời khuyên giải chân tình.
- Năm 1209, Francis cùng 11 môn đệ đầu tiên tìm đến La Mã để xin Giáo hoàng Innocent III cho phép thành lập một dòng tu mới. Họ gặp Giám mục Guido thành Assisi đang tháp tùng hồng y giám mục Sabina, Lord John of St Paul. Vị Hồng y có thiện cảm ngay khi gặp Francis, và đồng ý tiến cử ông gặp giáo hoàng. Hôm sau, Giáo hoàng Innocent miễn cưỡng tiếp Francis và các môn đệ. Sau vài ngày, giáo hoàng chuẩn thuận, Francis được phong chức phó tế, và được phép đọc Phúc âm trong nhà thờ.
- Từ đó, dòng tu mới của Francis phát triển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 5 năm 1213, Bá tước Orlando di Chiusi ban tặng Francis Núi La Verna. Ngọn núi này là một trong những địa điểm ẩn cư Francis thường đến để cầu nguyện. Trong năm ấy, Francis đi thuyền đến Morocco nhưng bệnh tật buộc ông phải bỏ dỡ cuộc hành trình và quay về Tây Ban Nha. Sau khi trở lại Assisi, một vài nhà quí tộc (trong đó có Tommasco da Celano, người viết tiểu sử Francis) và một số nhà trí thức tìm đến gia nhập dòng tu.
- Ngày 29 tháng 11 năm 1223, bản nội qui của dòng tu (12 chương) được chuẩn thuận bởi Giáo hoàng Honorius III.
- Ngày 14 tháng 9 năm 1124, theo tự thuật, từ một khải tượng đặc biệt Francis nhận lãnh và mang trên mình các dấu nhục hình của Chúa Giê-xu khi ngài bị treo trên thập tự giá. Theo lời thuật của Sư huynh Leo, người có mặt vào thời điểm ấy, "Đột nhiên ông nhìn thấy một seraph, thiên thần có sáu cánh trên một cây thập tự. Thiên thần này ban cho ông năm vết thương của Chúa Ki-tô." Mặc dù có những tra vấn về tính xác thực của chúng, hiện tượng này trong trải nghiệm Francis thuật lại được giáo hội chấp nhận.
Nhà thờ St. Francis, Assisi.
- Bị đau mắt, và có lẽ do sự đau đớn bởi các dấu nhục hình, Francis được đưa đến chữa trị tại một vài thành phố (Siena, Cortona, Nocera) nhưng không hiệu quả. Cuối cùng ông quay về Porziuncola, ngụ trong một transito, túp lều dành cho các tu sĩ già yếu, kế cận Porziuncola. Cảm nhận được sự cuối cùng đã gần kề, Francis dành thì giờ thuật lại những trải nghiệm tâm linh của mình. Ông từ trần vào chiều tối ngày 3 tháng 10 năm 1226 khi đang ngâm nga Thi thiên (Thánh vịnh) 141. Ngày lễ của ông cử hành ngày 4 tháng 10 hằng năm.
- Ngày 16 tháng 7 năm 1228, Francis được phong thánh bởi Giáo hoàng Gregory IX. Gregory IX chính là Hồng y Ugolino di Conti, một người bạn và là người bảo trợ của Thánh Francis. Hôm sau, giáo hoàng đặt viên đá đầu tiên xây dựng Giáo đường Thánh Francis tại Assisi.
- Các nhà phê bình văn học xem Thánh Francis là nhà thơ đầu tiên của người Ý. Francis tin rằng giáo dân nên cầu nguyện với Thiên Chúa bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Những trước tác của ông được viết bằng phương ngữ Umbria thay vì tiếng Latin, chúng được xem là những tác phẩm lớn cả trong lĩnh vực văn học và tôn giáo.[14] Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của ông là bài Kinh Hòa Bình, bài kinh được hàng triệu Kitô hữu cất lên khi cầu nguyện cho hòa bình nhân loại trong suốt hàng trăm năm qua.
2. Tham khảo
- Catholic Encyclopedia (1913) / St. Francis of Assisi
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Tỉnh Dòng Thánh Phaxicô Việt Nam
- Friar Elias, Epistola Encyclica de Transitu Sancti Francisci, 1226.
- Friar Tommaso da Celano: Vita Prima Sancti Francisci, 1228; Vita Secunda Sancti Francisci, 1246 – 1247; Tractatus de Miraculis Sancti Francisci, 1252 – 1253.
- St. Bonaventure of Bagnoregio, Legenda Maior Sancti Francisci, 1260 – 1263.
- Ugolino da Montegiorgio, Actus Beati Francisci et sociorum eius, 1327 – 1342.
- Fioretti di San Francesco, the "Little Flowers of St. Francis", end of the 14th century: an anonymous Italian version of the Actus; the most popular of the sources, but very late and therefore not the best authority by any means.
3. Những tác phẩm chính của Thánh Francis
- Prayer before the Crucifix, 1205 (extant in the original Umbrian dialect as well as in a contemporary Latin translation).
- Regula non bullata, the Earlier Rule, 1221.
- Regula bullata, the Later Rule, 1223.
- Testament, 1226.
- Admonitions.
4. Liên kết ngoài
- The Brothers of the Poor of St. Francis of Assisi, CFP located in the United States, Belgium,The Netherlands, and Brazil, Regular Third Order, official website
- Franciscan Cyberspot: Sources for the Life of St. Francis (tiếng Anh) ST. FRANCIS AND THE WOLF OF GUBBIO on Associazione Eugubini nel Mondo
- Article on St Francis at Catholic Online detailed Article on Francis of Assisi from the Catholic Encyclopedia
- Opuscula omnia Sancti Francisci Assisiensis Writings of St. Francis, in Latin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét