LƯỢC SỬ DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCO - VN

DÒNG SALESIEN DON BOSCO (S.D.B.: SOCIETAS SALESIANA SANCTI JOANNES DON BOSCO - SALESIANS OF ST. JOHN BOSCO)

     1. Lược sử

Linh mục trẻ Gioan Bosco khởi sự hoạt động nguyện xá phục vụ các thanh thiếu niên nghèo từ ngày 08 - 12 - 1841. Lễ Phục Sinh năm 1846, cơ sở chính thức được thiết lập tại khu Vadocco, ngoại ô thành phố Torino (Bắc Ý). Ngày 08-12-1859, Don Bosco, cùng với 17 cộng sự viên của ngài (01 linh mục, 15 tư giáo và 01 học sinh), thành lập hội dòng Thánh François de Sales, với mục đích giáo dục giới trẻ nghèo.
Ngày 23 - 7 - 1864, Toà Thánh ban Sắc lệnh Decretum Laudis phê chuẩn hội dòng. Hiến luật của dòng được Toà Thánh châu phê ngày 03 - 4 - 1874.

Bổn mạng:

Hội dòng chọn Thánh François de Sales làm bổn mạng. Cảm hứng từ lòng nhân hậu và nhiệt thành tông đồ của vị thánh này, Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là Salesien, và vạch ra cho họ một chương trình sống theo phương châm trên. Lễ thánh bổn mạng mừng ngày 24 - 01 và thánh lập dòng, Gioan Bosco, ngày 31 - 01 hằng năm.

Mục đích và căn tính:

Salesien Don Bosco là dòng tu thuộc quyền Giáo Hoàng. Hội viên gồm giáo dân và giáo sĩ, sống hiệp thông huynh đệ để thực hiện cùng một ơn gọi và sứ mệnh là giáo dục giới trẻ trong sự bổ sung huynh đệ.

Châm ngôn:

“Da Mihi Animas, Coetera Tolle”, nghĩa là “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin cứ lấy đi” diễn tả lý tưởng sống của người Salesien.

Hoạt động:

Sứ mệnh Salesien được diễn tả một cách cụ thể qua những lĩnh vực hoạt động sau:
- Rao giảng Tin Mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả.
- Chăm sóc ơn gọi tông đồ.
- Giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội.
- Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc chưa nhận biết.
Những lĩnh vực này được thể hiện qua nhiều dạng thức hoạt động dành cho các thanh thiếu niên:

Giáo dục trực tiếp:

- Các nguyện xá và trung tâm trẻ,
- Các đại học, trường học thuộc mọi cấp,
- Các trung tâm huấn nghệ, trường kỹ thuật,
- Các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em khó khăn, hè phố,
- Các trung tâm huấn giáo và mục vụ.

Truyền giáo và Phúc Âm hoá

- Cộng tác với việc mục vụ của Giáo Hội địa phương qua việc đảm nhận các giáo xứ với những sinh hoạt nhấn mạnh tới việc giáo dục nhân bản và kitô hữu.
- Dấn thân truyền giáo trực tiếp tại các điểm truyền giáo khác nhau trên khắp các châu lục.
Riêng tại Việt Nam, tu sĩ Saledien hoạt động trong 5 lĩnh vực sau:
- Mục vụ truyền giáo: dấn thân hoạt động trong các môi trường truyền giáo cho cả người Kinh lẫn dân tộc ít người.
- Mục vụ ơn gọi: giữa các thanh thiếu niên, nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ mầm ơn gọi tông đồ. Các Trung tâm Ơn gọi sẽ giúp các em khám phá, đón nhận và làm trưởng thành ơn gọi giáo dân, thánh hiến, linh mục, vì lợi ích của Giáo Hội và của dòng.
- Huấn nghiệp: dạy nghề tại các trung tâm huấn nghiệp như Ba Thôn, Tân Hà, Phước Lộc, Xuân Hiệp, Hóc Môn, K’Long, nhắm tới việc làm phát triển thanh thiếu niên qua việc hấp thụ và thăng hoa nền văn hoá với óc phê phán và qua việc giáo dục các em sống đức tin nhằm biến đổi xã hội bằng những giá trị Kitô giáo.
- Hoạt động nguyện xá: một môi trường giáo dục được mở ra với nhiệt tình truyền giáo để phục vụ cho trẻ em và các thanh thiếu niên, bao gồm các sinh hoạt tại các trung tâm trẻ, các lớp bình dân học vụ, lớp tình thương, trẻ hè phố.

Nhân sự:

Hiện nay, gia đình Salesien đang hoạt động trên 126 quốc gia với số tu sĩ 16.913 hội viên (2002), bao gồm:
- Giám mục và Tổng giám mục 108, linh mục 11.069, phó tế 17, tư giáo 2.911, sư huynh 2.317, tập sinh 419.
Tại Việt Nam, số tu sĩ Salesien đang làm việc trong 5 giáo phận: Hà Nội, Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt và Vĩnh Long, với 11 cộng đoàn và 7 điểm hiện diện. Tính tới 1-2003 số thành viên bao gôàm: giám mục 01, linh mục 72, tư giáo 98, sư huynh 31, trong đó khấn trọn 125, khấn tạm 76, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 371 học sinh TH và 311 sinh viên.
Ngoài ra, tỉnh dòng cũng trách nhiệm công việc truyền giáo Salesien tại Mông Cổ với một cộng đoàn quốc tế gồm 06 hội viên.

Địa chỉ:

Trụ sở Trung ương:
Direzione Generale Opere Don Bosco
Via della Pisana, 1111 - C.P. 18333
00163 Roma, Italy.
Phone: (0039) 06 656 121.
Fax: 0039 06 656 631.
 
Trụ sở Giám tỉnh:
33/9A Bà Giang, K.P 4, P. Linh Xuân,
Q. Thủ Đức, TP. HCM. HT. 767 TP.HCM
Đt: 08 7240473 (VP) 7240742 (GT)
Fax: 84 08 7240647
Email: giamtinhsdbvn@fptnet.com.vn
sdbvn@fptnet.com.vn (VP)
Bề trên đương nhiệm
- Bề trên cả (2002-2008): Lm. Pascual Chavez, quốc tịch Mêhicô, đấng kế vị thứ 9 của Don Bosco.
- Giám tỉnh Việt Nam: Lm. G.B. Nguyễn Văn Thêm, sinh 10-3-1947, thụ phong linh mục 7-8-1975.
Nguồn từ: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

    2. Lịch sử hình thành và phát triển tại Việt Nam

  • 1941 (02-11) : Đức Cha Chaize, Đại diện Tông Tòa Hà Nội, cho phép Salêdiêng đến Hà Nội.
  • 1942 Cha Dupont và Cha Petit trong tư cách tuyên úy quân đội đến Việt Nam và khởi xướng công tác giúp các trẻ hè phố và nạn nhân chiến tranh.
  • 1945 (10-08) : Cha Dupont bị giết tại Kẻ Sở, Hà Nội.
  • 1948 (30-10) : Cha Paul Léon Seitz Kim  ký bản Báo cáo cho Đại diện Tông Tòa về Cô nhi viện Têrêxa, (17-11) : Đại diện Tông Tòa Hà Nội ký nhận và giới thiệu cho Cha Giám Tỉnh và Cha Bề trên Cả Salêdiêng
  • 1952 (27-05) : Đức Cha Trịnh Như Khuê, Giám mục Hà Nội, xin Cha Bề trên Cả gửi Salêdiêng đến Việt Nam, (13-06) : Lần thứ nhất, Đức Cha Gioan Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh, gửi thư xin Cha Bề trên Cả cho Salêdiêng đến Việt Nam, quản nhiệm Cô nhi viện Têrêxa, thay Cha Paul Seitz Kim vì ngài phải làm Bề trên Hiệp hội Truyền giáo, (16-07) : Lần thứ hai, Đức Cha Gioan Dooley gửi thư xin Cha Bề trên Cả cho Salêdiêng đến Việt Nam thay Cha Paul Léon Seitz Kim, vì ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Kontum, (26-07) : Cha Bề trên Cả xin Cha Goffredo Roozen, Giám đốc Văn phòng Truyền giáo Hong Kong đến Việt Nam nghiên cứu vấn đề, đồng thời gửi thư cho Đức Khâm sứ giới thiệu Cha Roozen, (27-07) : Cha Bề trên Cả, xin lỗi Đức Khâm sứ Tòa Thánh về sự chậm trễ, vì đang chờ Cha Giám tỉnh Carlo Braga đến Torinô trình bày vấn đề, (3-10-1952 ) : Cha Antôn Giacomino và Cha Anrê Majcen đến Hà Nội tiếp nhận Gia đình Têrêxa do Đức Cha Phaolô Kim (Paul Seitz) thành lập, (13-10) : Đức Cha Giuse Khuê cho phép thành lập Nhà Salêdiêng ở Thái Hà, Hoàng Long, Hà Nội, (19-10) : Đức Cha Paul Léon Seitz Kim chính thức bàn giao Gia đình Têrêxa cho Salêdiêng, (08-11) : Đức Hồng Y Phumasoni Biondi, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền bá Đức Tin và Cha Thư ký Celso Costantini thông báo cho Đức Khâm sứ về việc Dòng Salêdiêng chấp nhận gửi người tới điều hành Cô nhi viện Têrêxa, (13-12) : Cha Giám tỉnh Mario Acquistapace đến thăm Việt Nam
  • 1953 (14-01) : Cha Bề trên Cả Renato Ziggiotti xin Đức Thánh Cha cho phép thành lập Nhà theo Giáo luật ở Hà Nội, thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Phù Hộ, Trung Hoa, (20-01) : Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin chấp thuận, (22-01) : Văn Thư chấp thuận của Thánh Bộ các Dòng Tu, (14-03) : Cha Bề trên Cả Renato Ziggiotti ký Văn thư số 682 thành lập Nhà Têrêxa, (16-03) : Cha Tổng Thư ký thông báo cho Cha Giám tỉnh Hong Kong là Cha Mario Acquistapace, Cha Bohnen đến làm việc ở Gia đình Têrêxa, (Tháng 05) : Cha Giám tỉnh Mario Acquistapace kinh lý, Cha Generoso Bogo Quảng đến Việt Nam (Giám linh), (Tháng 9) : Cha Phêrô Cuisset Quý đến (Quản lý), (Tháng 11) : SH Bragion từ Aberdeen-Hong Kong đến Việt Nam, (30-11) : Cha Andrej Majcen Quang làm Giám đốc (1953-1954). Cha Cuisset Quý làm Quản lý. Cha Bohnen Bản làm Giám học. Cha Generoso Quảng làm Giám linh. Cha Antôn Giacomino làm Giải tội. SH Bragion Báu làm Giám xưởng
  • 1954 (16-02) : Cha Antôn Giacômino về lại Braxin, (09-07) : Sh. Bragion Báu về Hong Kong báo cáo tình hình cho Cha Giám Tỉnh Mario Acquistapace, (15-07) : Cha Giám tỉnh Mario Acquistapace quyết định triệu hồi SDB về Hong Kong. Đức Ông Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh chấp nhận cho Cha Majcen Quang về lại Hong Kong với điều kiện là sắp xếp nơi ở mới cho các Trẻ mồ côi. Tìm nơi Sài Gòn không được, vì Đức Cha Cassaigne không cho phép Đức Cha Paul Léon Seitz Kim tới Ban Mê Thuột, (20-07) : Hiệp định Génève chia đôi Việt Nam. Để tồn tại và phát triển Công cuộc Don Bosco phải di chuyển vào Nam, (Th 6- Th 7) : Cha Majcen Quang vào Sài Gòn và Ban Mê Thuột tìm chỗ để di chuyển Gia đình Têrêxa vào Nam. Sắp xếp xong, Cha Majcen vâng lời Bề trên về Hong Kong. Cha Cuisset Quý tạm thời điều hành Cô nhi viện Têrêxa, (24-08) : Di chuyển vào Miền Nam, tạm lưu ngụ tại Giang sơn, Ban Mê Thuột, (Tháng 10) : Cha Giám tỉnh Acquistapace thăm Ban Mê Thuột và quyết định chuyển Công cuộc Don Bosco về Sài Gòn, và chuyển các em đệ tử sang Kowloon, Hong Kong
  • 1955 (15-01) : Chuyển 200 học sinh đến Thủ Đức và 60 học sinh đến Gò Vấp.
  • 1956 Cha Majcen Quang và Sh. Mario Lực đến Việt Nam, (11-11) : Thành lập Công cuộc Don Bosco Gò vấp (Gia đình Don Bosco và Huấn nghiệp) (Cha Phêrô Cuisset Quý làm Giám đốc), Thành lập Đệ tử viện Don Bosco Thủ Đức (Cha Majcen Quang làm Giám đốc).
  • 1958 Don Bosco Việt Nam trở thành Phụ tỉnh của Tỉnh Dòng Hong Kong. Cha Anrê Majcen làm Bề trên Phụ tỉnh đầu tiên, (19-05) : Cha Majcen Quang về thăm quê hương.
  • 1959 (19-05) : Cha Majcen Quang trở lại Việt Nam, Cha Mariо Acquistapace đến Việt Nam thay Cha Majcen Quang làm Bề trên Phụ tỉnh, (Tháng 6) : Cha Giám tỉnh Bernard Tohill đến thăm, (04-09) : Sắc lệnh của Cha Bề trên Cả Renato Ziggiotti bổ nhiệm Cha Majcen Quang làm Tập sư và thành lập Nhà Tập.
  • 1960 (15-8) : Mở Tập viên đầu tiên, Cha Anrê Majcen Quang làm Tập sư với 9 Tập sinh
  • 1961 (22-08) : 06 Hội viên Việt Nam đầu tiên khấn tại Việt Nam.
  • 1962 (15-08) : 08 trên 11 Tập sinh năm Tập thứ hai khấn, (Tháng 10) : Di chuyển Nhà Tập lên Trạm Hành, Đơn Dương, Đà Lạt.
  • 1963 (21-01) : Năm Tập thứ ba, mở Đệ tử viện dành cho ơn gọi Salêdiêng Sư huynh ở Gò vấp
  • 1966 Mở trường Tông đồ ở Trạm Hành.
  • 1968 Trường Huấn nghiệp Gò vấp trở thành Trung Học Kỹ Thuật Don Bosco, (22-08) : Don Bosco Việt Nam chính thức trở nên Phụ Tỉnh, có Bề trên và Ban Tham vấn (Cha Mario Acquistapace làm Bề trên Phụ tỉnh).
  • 1972 (24-2) : Khởi sự công cuộc ở Đà Lạt : Học viện Don Bosco. Năm 1972 Tu nghị Tỉnh đầu tiên tại Trạm Hành. Lập kế hoạch tái bố trí và phát triển : Trạm hành, Tam hải, Đà nẵng, Đà Lạt, Bảo lộc.
  • 1974 (Tháng 6) : Đại hội Sư huynh Việt Nam, (12-07) : Don Bosco Việt Nam trở thành Phụ Tỉnh (Delegation of Rector Major), trực thuộc Cha Bề trên Cả. Cha Aloysio Massimino làm Bề trên Phụ tỉnh (Delegate of Rector Major)
  • 1975 (1-5) : Cha Gioan Nguyễn Văn Ty làm Bề trên Phụ Tỉnh với nhiều đặc quyền của Cha Bề trên Cả. Bỏ Trạm hành. Trao Trường Kỹ thuật Don Bosco Gò vấp, (12-5) Mở các công cuộc ở Liên Khương, Thanh Bình, thuộc Giáo phận Đà Lạt, (Th 5 – Th 10) Mở Dòng SDB Bến Cát, Ba Thôn, thuộc Giáo phận Sài gòn, Phú Sơn, Tân Cang, thuộc Giáo phận Xuân Lộc, Duy trì Nhà tập ở Tam Hải, (7-10) Đức Huy (Gia Kiệm - Đồng Nai), (31-8-1975) : Các thừa sai ngoại quốc tuần tự phải về nước.
  • 1976 (23-7) : Cha Anrê Majcen Quang, thừa sai đầu tiên đến Việt Nam, và cũng là thừa sai cuối cùng rời khỏi Việt Nam
  • 1977 (3-10) : Don Bosco Việt Nam mừng 25 Năm hiện Diện. 1977 (Tháng 11) : Tu nghị Tỉnh tại Thủ Đức : Xác định đường hướng cho giai đoạn mới.
  • 1978 (24-1) : Lễ khấn tại Don Bosco Thủ Đức, rồi sau đó phải bỏ Don Bosco Thủ Đức vì Nhà Nước tịch thu
  • 1979 Mở các công cuộc khác : Hiền đức, Hóc môn, Cầu Bông, Củ Chi, Xuân Hiệp.
  • 1980 Tu nghị Tỉnh tại Đà Lạt đẩy mạnh Mục vụ Ơn gọi.
  • 1982 Tiếp nhận công cuộc ở Cẩm Đường, Suối Quít.
  • 1984 (24-1) : Mở Nhà tập với chu kỳ hai năm. (12-12-1984) : Cha Bề trên Cả ký quyết định thành lập Á Tỉnh Don Bosco Việt Nam, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty là Bề trên đầu tiên.
  • 1985 Chính thức phục vụ tại Nghĩa lâm (Đà Lạt), Phước Lộc (Xuân Lộc).
  • 1988 (Tháng 11) : Phục vụ Họ đạo Thánh Giuse, Cần Giờ.
  • 1991 (24-05) : Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ làm Bề trên Á Tỉnh. Đẩy mạnh việc phục vụ tại các điểm truyền giáo người dân tộc : K’Ren, K’Long, Bắc Hội.
  • 1993 (Tháng 3) : Cha Bề trên Cả Egidio Viganò đến thăm Việt Nam. Ngài đã mời gọi Don Bosco Việt Nam chú tâm đến mục vụ ơn gọi để gia tăng hội viên và hướng về Miền Bắc (Hà Nội) và Miền Tây (Cầu Vồng, Vĩnh Long).
  • 1996 Mở công cuộc tại Tân Hà, Bảo lộc.
  • 1997 (14-07) : Cha Gioan Nguyễn Văn Ty làm Bề trên Á Tỉnh
  • 1998 (Tháng 10) : Cha Bề trên Cả Juan Vecchi thăm viếng Việt Nam
  • 1999 (Tháng 6) : Thành lập một số cộng thể theo Giáo luật : Ba Thôn, Bến Cát, Cầu Bông, Hóc Môn, Xuân Hiệp 2 (Học viện Thần học Rinaldi), Đức Huy (Gia Kiệm - Đồng Nai), Phước Lộc, K’ Long, Liên Nghĩa. (02-07-1999) : Cha Bề trên cùng 15 Anh em lên đường đi Roma, trong đó có hai anh em là Tuấn Anh và Công Phán đi Truyền giáo Papua New Guinea. (24-07-1999) : Thành lập Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam và Cha Gioan Nguyễn Văn Ty làm Giám Tỉnh đầu tiên.
  • 2000 (Tháng 6) : Thành lập các Điểm Hiện diện : Hà Nội, Tân Cang, Bắc Hội, Tân Hà, Cần Giờ, Cầu Vồng, (Tháng 10) : Đảm nhận Công cuộc Truyền giáo ở Mongolia
  • 2001 (14-07) : Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm là Đức Giám mục Salêdiêng Việt Nam đầu tiên, được bổ nhiệm làm Giám mục Bùi Chu. (08-08) : Lễ tấn phong Giám mục được cử hành tại Bùi Chu. (03-10- 2001) : Bắt đầu Năm chuẩn bị Lễ Mừng 50 Năm Don Bosco Việt Nam, (20-10) : Chính thức thành lập Cộng thể Ulaanbataar, Mongolia.
  • 2002 (03-10) : Lễ Mừng 50 Năm Don Bosco Hiện diện tại Việt Nam. Có Cha Phó Bề trên Cả, Đại diện Bề trên Cả, đến dự, ngoài ra còn có Cha Klement, Tổng Cố vấn Vùng, và các Cha Gíam tỉnh hay đại diện các ngài, (05-10) : Đại hội Giới trẻ Salêdiêng mừng 50 năm Don Bosco Việt Nam : Trong Thánh Lễ Cha Phó Bề trên Cả trao Thánh Giá Truyền giáo cho Cha Giuse Bình và Sh. Giuse Lập.
  • 2003 (02-07) : Bề trên Cả bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thêm làm Giám tỉnh với nhiệm kỳ 2003-2009, (19-07) : Giám tỉnh tuyên xưng Đức Tin đảm nhận nhiệm vụ
  • 2004 (01-04) : Ký Hợp đồng với Đức Hồng Y Tổng Giám mục Giáo phận TP. HCM về Giáo xứ Bình Chánh và Cầu Lớn
  • 2005 (28-02) : Bắt đầu Công cuộc ở Darkhan, Mông Cổ, (03-03) : Truyền chức Linh mục cho 08 anh em theo Pháp Lệnh mới về Tự do Tôn giáo, Tín Ngưỡng, (29-11) : Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ được Đức Thánh Cha Bênêđitô bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Giáo phận Bùi Chu - Lễ tấn phong Giám mục được cử hành ngày 18-01-06 tại Bùi Chu
  • 2006 (03-04) : Cha Bề trên Cả cho phép mở Công cuộc ở Phương Chính, Hải Hậu, Giáo phận Bùi Chu; ở La Sơn, Pleiku, Giáo phận Kontum; ở Mỹ Lâm, Hòn Đất, Giáo phận Long Xuyên; ở Vĩnh Hiệp, Rạch Giá, Giáo phận Long Xuyên; (14-06) : Cha Bề trên Cả cho phép mở Công cuộc ở K’rong No, Lak, Giáo phận Ban Mê Thuột; ở Đạt Hiếu, Buôn Hồ, Giáo phận Ban Mê Thuột; ở Yên Thịnh, Kỳ Anh, Giáo phận Vinh, (06-07) : Cha Bề trên Cả chấp thuận việc thành lập cộng thể Đông Thuận theo Giáo luật, (16-09) : Từ giả Giáo xứ Bình Sơn, Long Thành, Giáo phận Xuân Lộc
  • 2007 (08-04) : Ký Hợp đồng với Đức Hồng Y Tổng Giám mục Giáo phận TP. HCM về Giáo điểm Bình Minh, (09-04) : Cha Bề trên Cả Pascual Chávez đến thăm Việt Nam, cùng đi với ngài có Cha Klement, Tổng Cô vấn Vùng, và Cha Bartolomè, Thư ký, (08-05) : Tu nghị Tỉnh Năm 2007 khai mạc. Các Đề tài của TNT gồm có : Đề tài của TTN 26, Kế hoạch Tỉnh, Phần Quản trị Tài chánh của Nội Quy Tỉnh, (18-05) : TNT 2007 kết thúc với quyết tâm “KIỆN CƯỜNG CĂN TÍNH ĐOÀN SỦNG SALÊDIÊNG VÀ LÀM THỨC TỈNH LẠI LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ”, (27-07) : Cha Bề trên Cả ký Văn Thư thành lập theo Giáo luật hai Cộng thể ở Mongolia là Amagalan và Darkhan, (14-09) : Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hoá ký Giấy Đồng Ý cho Tổ Chức Dòng Don Bosco phối hợp với Uỷ Ban Nhân Dân Xã Sầm Sơn lập đề án thành lập Trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục tại Phường Trung Sơn, Thị xã Xầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, do Dòng Don Bosco Việt Nam đầu tư, (03-10) : Để kỷ niệm 55 Năm Don Bosco hiện diện tại Việt Nam, Giám tỉnh và Ban Cố vấn tỉnh cùng với Cộng thể Rua Đà Lạt cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho Tỉnh Dòng, sau đó cử hành nghi thức làm phép đất và công việc xây dựng Nhà Tĩnh Tâm ở K’long, có đại diện một số anh em SDB Đà Lạt tham dự, (05-11) : Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Tĩnh ký Quyết đinh cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề Tư thục Kỳ Anh, Hà Tĩnh, (11-11) : Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giới thiệu Cha Giuse Thuyết đảm nhận Giáo xứ Thanh Hà và địa bàn truyền giáo Chư Prong, Gia Lai.

Không có nhận xét nào: