Sử liệu Giáo Hội Công Giáo
ghi lại không biết bao nhiêu chứng tích, về sự hiện hữu của Hỏa Ngục. Xin trích
thuật trường hợp đầu tiên.
Một nhà trí thức đạo đức Công Giáo người Nga, ông Gaston de Segur, đã viết cuốn sách nói về Hỏa Ngục. Ông không quên trưng dẫn cuộc hiện về của một người bị trầm luân. Ông viết. Câu chuyện xảy ra tại Moscou vào năm 1812, ngay trong chính gia tộc tôi. Cậu tôi, -tử tước Rostopchine-, lúc ấy là thống đốc quân sự tại Moscou. Cậu giao thân với tướng tử tước Orloff, một người tài giỏi, nhưng lại khô khan đạo nghĩa
Một nhà trí thức đạo đức Công Giáo người Nga, ông Gaston de Segur, đã viết cuốn sách nói về Hỏa Ngục. Ông không quên trưng dẫn cuộc hiện về của một người bị trầm luân. Ông viết. Câu chuyện xảy ra tại Moscou vào năm 1812, ngay trong chính gia tộc tôi. Cậu tôi, -tử tước Rostopchine-, lúc ấy là thống đốc quân sự tại Moscou. Cậu giao thân với tướng tử tước Orloff, một người tài giỏi, nhưng lại khô khan đạo nghĩa
Tối nọ, sau khi dùng bữa chiều, tử tước Orloff bắt đầu nói chuyện đùa với một
tướng .. -tạm gọi là tướng Victor-, vốn theo triết thuyết "hoài nghi” của
Voltaire (1694-1778). Dần dần câu chuyện đưa đến vấn đề tôn giáo, thường bị hai
người chọn làm đề tài chế nhạo. Và dĩ nhiên, trong đó có đề tài Hỏa Ngục.
Tử tước Orloff khiêu khích trước:
- "Không rõ bên kia nấm mồ, có cái gì khác hiện hữu không?”. Tướng Victor đáp liền:
- "Được rồi. Nếu quả thực có cái gì đó, thì một người trong hai ta, ai chết trước, sẽ hiện về báo cho người kia biết. Anh đồng ý không?”. Tử tước Orloff gật đầu:
- "Đồng ý”. Rồi ông giơ tay bắt tay bạn, như cử chỉ giao kèo: phải trung tín giữ lời đã hứa.
Sau đó một tháng, tướng Victor nhận lệnh rời thủ đô Moscou, để đảm trách một chức vụ quan trọng trong quân lực Nga, vì hoàng đế Napoléon 1 (1769-1821) của Pháp, vừa tuyên chiến với nước Nga .. 3 tuần sau, vào sáng sớm tinh sương, tướng Victor đi một vòng để do thám địa điểm của địch. Bỗng ông bị một viên đạn bắn xuyên bụng. Ông gục ngã và chết ngay tại chỗ. Chính lúc đó, linh hồn ông ra trước tòa Chúa. Tử tước Orloff đang ở Moscou và không hay biết gì về thảm họa xảy đến cho bạn mình. Vậy mà, cùng ngay buổi sáng hôm ấy, mặc dầu đã thức giấc, nhưng tử tước Orloff vẫn còn nằm rán lại trong giường. Bỗng chốc, ông trông thấy chiếc màn che giường động đậy, rồi, chỉ cách đó hai bước, xuất hiện rõ ràng gương mặt tái mét của người quá cố. Tướng Victor, một tay đặt trên ngực, dõng dạc tuyên bố:
- "Quả thật có Hỏa Ngục và tôi đang bị trầm luân trong ấy!”. Nói xong, người quá cố biến mất. Tử tước Orloff nhảy ra khỏi giường, mình mặc nguyên bộ đồ ngủ, chân mang dép ngủ, đầu tóc bù xù, đôi mắt thất thần, gương mặt nhợt nhạt như một miếng giẻ rách. Ông đâm đầu chạy một mạch đến nhà cậu tôi, kể lại cho cậu nghe câu chuyện vừa xảy ra. Lúc ấy cậu tôi cũng vừa thức dậy. Cậu kinh ngạc khi thấy tử tước Orloff xuất hiện như một tên điên. Cậu tôi hỏi ngay:
- "Có chuyện gì xảy ra cho tử tước vậy?”. Ông Orloff vừa thở hổn hển vừa trả lời:
- "Tôi nghĩ là mình sẽ bị điên vì sợ hãi quá độ. Tôi vừa trông thấy tướng Victor!”. Cậu tôi không hiểu nên hỏi:
- "Ủa, tướng Victor đã về lại Moscou rồi sao?”. Tử tước Orloff vừa buông người trên chiếc đi-văng, vừa đáp:
- "Ồ, không phải vậy. Ông không bao giờ trở lại nữa, và đây mới là điều làm tôi kinh hoàng!”. Nói xong, tử tước Orloff thuật lại cuộc hiện về của tướng Victor, với đầy đủ chi tiết nghe thật rợn rùng!. Cậu tôi tìm lời để trấn an tử tước Orloff, lấy lý do có lẽ ông chỉ là nạn nhân của một ảo tưởng mà thôi. Và rất có thể, tướng Victor chưa chết!. Thế nhưng, 10 ngày sau, quân lực Nga hoàng gởi điện cho cậu tôi, báo tin tướng Victor đã tử nạn, vào đúng y buổi sáng mà tử tước Orloff đã trông thấy ông hiện về.
- "Không rõ bên kia nấm mồ, có cái gì khác hiện hữu không?”. Tướng Victor đáp liền:
- "Được rồi. Nếu quả thực có cái gì đó, thì một người trong hai ta, ai chết trước, sẽ hiện về báo cho người kia biết. Anh đồng ý không?”. Tử tước Orloff gật đầu:
- "Đồng ý”. Rồi ông giơ tay bắt tay bạn, như cử chỉ giao kèo: phải trung tín giữ lời đã hứa.
Sau đó một tháng, tướng Victor nhận lệnh rời thủ đô Moscou, để đảm trách một chức vụ quan trọng trong quân lực Nga, vì hoàng đế Napoléon 1 (1769-1821) của Pháp, vừa tuyên chiến với nước Nga .. 3 tuần sau, vào sáng sớm tinh sương, tướng Victor đi một vòng để do thám địa điểm của địch. Bỗng ông bị một viên đạn bắn xuyên bụng. Ông gục ngã và chết ngay tại chỗ. Chính lúc đó, linh hồn ông ra trước tòa Chúa. Tử tước Orloff đang ở Moscou và không hay biết gì về thảm họa xảy đến cho bạn mình. Vậy mà, cùng ngay buổi sáng hôm ấy, mặc dầu đã thức giấc, nhưng tử tước Orloff vẫn còn nằm rán lại trong giường. Bỗng chốc, ông trông thấy chiếc màn che giường động đậy, rồi, chỉ cách đó hai bước, xuất hiện rõ ràng gương mặt tái mét của người quá cố. Tướng Victor, một tay đặt trên ngực, dõng dạc tuyên bố:
- "Quả thật có Hỏa Ngục và tôi đang bị trầm luân trong ấy!”. Nói xong, người quá cố biến mất. Tử tước Orloff nhảy ra khỏi giường, mình mặc nguyên bộ đồ ngủ, chân mang dép ngủ, đầu tóc bù xù, đôi mắt thất thần, gương mặt nhợt nhạt như một miếng giẻ rách. Ông đâm đầu chạy một mạch đến nhà cậu tôi, kể lại cho cậu nghe câu chuyện vừa xảy ra. Lúc ấy cậu tôi cũng vừa thức dậy. Cậu kinh ngạc khi thấy tử tước Orloff xuất hiện như một tên điên. Cậu tôi hỏi ngay:
- "Có chuyện gì xảy ra cho tử tước vậy?”. Ông Orloff vừa thở hổn hển vừa trả lời:
- "Tôi nghĩ là mình sẽ bị điên vì sợ hãi quá độ. Tôi vừa trông thấy tướng Victor!”. Cậu tôi không hiểu nên hỏi:
- "Ủa, tướng Victor đã về lại Moscou rồi sao?”. Tử tước Orloff vừa buông người trên chiếc đi-văng, vừa đáp:
- "Ồ, không phải vậy. Ông không bao giờ trở lại nữa, và đây mới là điều làm tôi kinh hoàng!”. Nói xong, tử tước Orloff thuật lại cuộc hiện về của tướng Victor, với đầy đủ chi tiết nghe thật rợn rùng!. Cậu tôi tìm lời để trấn an tử tước Orloff, lấy lý do có lẽ ông chỉ là nạn nhân của một ảo tưởng mà thôi. Và rất có thể, tướng Victor chưa chết!. Thế nhưng, 10 ngày sau, quân lực Nga hoàng gởi điện cho cậu tôi, báo tin tướng Victor đã tử nạn, vào đúng y buổi sáng mà tử tước Orloff đã trông thấy ông hiện về.
Câu chuyện thứ hai được ghi trong sử liệu của thánh Francesco De Geronimo (1642-1716), hay cũng gọi là ''Di Girolamo'', một vị thánh nổi tiếng vào thế kỷ 18. Thánh Girolamo là một linh mục dòng Tên, sinh tại Taranto, nhưng hoạt động tông đồ và qua đời tại Napoli, miền Nam nước Ý. Mục vụ nổi bật nhất của ngài là giảng các tuần đại phúc. Vào thời kỳ ấy, các buổi giảng thuyết thường diễn ra nơi các đường phố, tại các công viên, giữa các quảng trường, hay trong các khu vực có những nhà điếm. Mục đích của thánh nhân là mời gọi mọi người hồi tâm thống hối, trở về cùng Thiên Chúa và sống ngay chính.
Một hôm, thánh Geronimo giảng trước đám đông, kéo đến nghe ngài nơi quảng trường thành phố Napoli. Gần đó, trong căn nhà có cửa sổ nhìn xuống quảng trường, có một phụ nữ trắc nết sinh sống. Với chủ đích quấy phá và lấn át tiếng nói của vị thánh, bà cất tiếng la hét ầm ĩ và múa máy lung tung. Mọi lời khuyến cáo bà im đi, đều vô hiệu. Thánh Geronimo đành bỏ dở buổi giảng thuyết hôm ấy. Ngày hôm sau, thánh nhân trở lại chỗ cũ. Ngạc nhiên vì thấy cửa sổ phòng bà kia đóng kín mít, thánh nhân hỏi lý do tại sao. Người ta cho ngài biết, bà ta đã bất ngờ qua đời trong đêm. Thánh nhân liền nói: "Chúng ta hãy đi xem bà”. Một số đông đi theo ngài và trông thấy xác bà còn nằm sóng soài dưới đất .. Như được linh hứng, thánh nhân cất tiếng hỏi:
- "Hỡi Catarina, nhân danh Chúa, hãy nói cho mọi người đang có mặt đây biết, bà đang ở đâu”. Tức khắc, đôi mắt người quá cố hé mở, đôi môi động đậy. Rồi bằng một giọng khàn khàn, khủng khiếp, bà trả lời:
- "Ở trong Hỏa Ngục .. Tôi bị trầm luân trong Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp!”.
Mọi người hiện diện toát mồ hôi lạnh, dựng tóc gáy!. Lúc xuống cầu thang, thánh Geronimo lẩm nhẩm lập lại:
- "Trong Hỏa Ngục mãi mãi .. Ôi Thiên Chúa công minh, đáng sợ biết là chừng nào!”.
Đa số những người chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó, không muốn trở về nhà, trước khi xét mình kỹ lưỡng, thành tâm thống hối và sốt sắng lãnh nhận bí tích Giải Tội.
Linh mục Francesco De Geronimo được Đức Giáo Hoàng Pio 7 (1800-1823) tôn phong chân phước ngày 2-5-1806 và được Đức Giáo Hoàng Gregorio 16 (1831-1846) nâng lên hàng hiển thánh ngày 26-5-1839. Trong hồ sơ xin phong thánh cho ngài, ghi lại chứng từ của một người như sau:
-"Con có mặt trong biến cố kinh hoàng ấy. Nhưng con không biết trình bày ra sao, diễn tả như thế nào cho đúng tâm tình của con cũng như của mấy người khác. Con chỉ biết nói rằng, cứ mỗi lần có dịp đi ngang quảng trường và trông thấy cánh cửa sổ ấy, con như còn nghe rõ ràng tiếng nói khàn khàn khủng khiếp:
- "Trong Hỏa Ngục .. Tôi bị trầm luân đời đời trong Hỏa Ngục!”.
Câu chuyện thứ ba xảy ra tại Roma, mấy ngày trước lễ Truyền Tin vào năm 1873. Nơi căn nhà của các cô gái làng chơi, tức các cô gái hành nghề mại dâm, có một cô gái bị thương nơi tay. Vết thương ban đầu tưởng nhẹ, nhưng bỗng trở nặng cách bất ngờ. Cô gái được đưa vào nhà thương và qua đời ngay đêm hôm ấy. Trong cùng đêm đó, nơi căn nhà mại dâm, một cô gái khác, không hay biết gì về điều xảy đến cho bạn mình ở nhà thương. Nhưng cô cất tiếng hét ầm ĩ, gây xáo trộn trong nhà và làm náo động các căn nhà chung quanh. Không ai làm cho cô im được. Người ta phải gọi cảnh sát đến can thiệp. Sau cùng, cô kể cho mọi người nghe như sau. Người bạn gái qua đời ở nhà thương, hiện về với thân mình rực lửa và nói với cô rằng:
-"Tôi bị trầm luân muôn kiếp trong Hỏa Ngục. Vậy nếu cô không muốn bị cùng số phận như tôi, hãy tức khắc rời bỏ cái chốn nhơ nhớp này và trở về cùng Thiên Chúa!”.
Kể xong, cô đứng ngồi không yên và mong cho trời mau sáng, để dọn đồ ra khỏi nhà. Mọi người ngỡ ngàng và càng kinh ngạc hơn nữa, khi sáng sớm hôm sau, nhận tin cô gái bị thương nơi tay, đã qua đời trong đêm ấy tại nhà thương. Về phần bà chủ căn nhà mại dâm, bà kinh hoàng đến độ, lâm trọng bệnh. Nghĩ tới cuộc hiện về của cô gái khốn khổ bị rơi xuống Hỏa Ngục, bà liền hồi tâm và ăn năn thống hối. Bà xin rước linh mục đến để nhận lãnh các Bí Tích. Giáo quyền cử một linh mục thánh thiện. Đó là đức ông Sirolli, cha sở nhà thờ "San Salvatore in Laura”. Trước sự hiện diện của nhiều nhân chứng, đức ông Sirolli bắt buộc bệnh nhân phải công khai phản cung các lời bà đã xúc phạm chống lại Đức Giáo Hoàng. Bà cũng phải long trọng từ bỏ việc điều hành căn nhà mại dâm nhục nhã này. Bệnh nhân khiêm tốn thi hành mọi đòi buộc của vị linh mục. Bà sốt sắng nhận lãnh các Bí Tích sau cùng và trút hơi thở trong ơn nghĩa Chúa. Toàn thể dân thành Roma đều biết và kể cho nhau nghe biến cố có một không hai ấy. (Dom Giuseppe Tomaselli, ”Y A-T-IL UN ENFER?”, Tequi, 1965, trang 24-28).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét