THÁNH GIOAN BOSCO

Đáng Kính 02.06.1929  
Hiển Thánh 01.04.1934  
Những năm trước và sau thời linh mục  
Thánh Gioan Bosco
"Thiên Chúa đã ban cho Người một trái tim bao la như đại dương"
Đấng sáng lập Tu hội Salêdiêng Don Bosco,
 Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) và Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng.


Cuộc đời Thánh Gioan Don Bosco
1. Cuộc sống
  • Gioan Bosco sinh tại Castelnuovo thành Assisi ngày 16 tháng 8 năm 1815 trong một gia đình nhà quê. Cha là Phanxicô Bosco, qua đời khi Gioan chỉ mới 2 tuổi. Mẹ là Magarita Ochiena, đã một mình nuôi dưỡng Antôn, Giuse và Gioan.
  • Với đức tin vững mạnh cùng sự tử tế kiên gan, một nhà giáo dục khôn ngoan đã biến gia đình trở thành một giáo hội tại gia.
  • Ngay từ thời bé, Gioan đã bắt đầu cảm thấy một ước muốn trở thành linh mục. Cậu kể lại giấc mơ 9 tuổi vốn khai mở sứ mệnh của mình. Một người đàn bà sáng láng tựa mặt trời đã nói với cậu: "Con hãy trở nên khiêm nhường, mạnh mẽ và ngay thật" và "điều gì con thấy đã xảy ra cho những vật trước là sói nay thành cừu này thì con hãy làm như vậy cho các con của Ta. Ta sẽ là bà giáo của con. Con sẽ hiểu tất cả khi tới giờ."
  • Khi còn là cậu bé, Gioan đã bắt đầu biểu diễn ảo thuật, đã học cật lực vì những người bạn của cậu. Cậu mời gọi các bạn cùng cầu nguyện với cậu sau mỗi màn biểu diễn.
  • Linh mục già Calosso đã khởi đầu việc học tập để trở thành linh mục của cậu. Việc học của cậu làm cho cậu phải trả giá đắt. Chính vì việc học mà cậu phải rời khỏi nhà do sự chống đối của ông anh Antôn. Anh muốn Gioan phải làm việc trong nông trại.
  • Khi còn là chủng sinh tại Chieri, Thầy đã có sáng kiến cho "Hội vui: một hội quy tụ những đứa trẻ xung quanh thành phố." Tháng 6 năm 1841, Gioan được chịu chức linh mục. Cha linh hướng Cafasso đã khuyên cậu hoàn tất việc học tại Học viện Giáo sĩ. Trong khi đó, Don Bosco quy tụ những đứa trẻ đầu tiên và tổ chức sinh hoạt nguyện xá. Nguyện xá ban đầu mang tính lưu động, về sau mới được thiết lập cố định tại Valdocco. Mặc dù cao nhưng tuổi mẹ Magarita đã chấp nhận về Torino để giúp đỡ Don Bosco. Mẹ đã trở thành "má Magarita" của những đứa trẻ.
2. Hệ thống Giáo dục Dự Phòng Salêdiêng
  • Don Bosco đã trở thành nơi náu thân cho những đứa trẻ không nhà cửa. Ngài dạy chúng làm việc và yêu mến Thiên Chúa. Ngài cùng ca hát, vui chơi và cầu nguyện cùng với chúng. Những đứa trẻ ban đầu là những cộng sự viên đầu tiên của ngài. Do đó, ngài phát triển phương pháp giáo dục nổi tiếng của mình: phương pháp Giáo dục Dự phòng. "Ở giữa trẻ, ngăn ngừa tội bằng lý trí, tình yêu và tôn giáo. Trở thành những vị thánh và những nhà đào luyện nên những vị thánh. Những đứa trẻ biết rằng chúng được yêu." Với thời gian, với sự giúp đỡ của Đức Giáo hoàng Piô XI , những cộng sự viên đầu tiên đã trở thành một Tu hội với mục đích phần rỗi người trẻ, chống lại những hình thức của nghèo đói và sống với châm ngôn: "Xin cho tôi các linh hồn, còn mọi sự khác cứ lấy đi."
  • Cậu bé Đaminh Savio là hoa quả đầu tiên của phương pháp Giáo Dục Dự Phòng Salêdiêng. Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo hữu luôn luôn trợ giúp Don Bosco trong công cuộc, kín múc nhiều ân sủng cho ngài, thậm chí cả phép lạ cũng như mọi nhu cầu cho công cuộc của ngài. Mẹ đã trợ giúp ngài trong việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường mang tên Mẹ.
3. Nữ tu Dòng Con cái Mẹ Phù Hộ (FMA) và Hội Cộng Tác Viên Sa-lê-diêng
4. Ngày cuối đời và Di sản
  • Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, Giovanni Bosco kiệt sức, lâm bệnh và qua đời vào ngày 31 tháng 1 năm 1888 tại Torino, hưởng thọ 72 tuổi. Ghi nhận những công lao của ông với giáo hội và xã hội, Giáo hoàng Piô XI đã phong ông lên bậc hiển thánh vào năm 1934 với biệt hiệu: "ChaThầy của thanh thiếu niên". Ngày nay, gia đình Sa-lê-diêng hiện diện trên 130 quốc gia trong đó có Việt Nam. 
5. Đôi nét về Thánh quan Don Bosco
  • Vì Don Bosco muốn ở giữa các con của ngài sau khi chết, nên Cha Micaen Rua và các Bề trên quyết định an táng Don Bosco ở Nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ, nhưng chính quyền thành phố Torino không chấp nhận. Do đó, ngày 01-02, các ngài đã cử Đức cha Gioan Cagliero và Cha Tổng Thỉnh viên Notario đi Roma để gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Crispi. Sau khi trình bày với ông Thư ký, các ngài nhận được câu trả lời tích cực :
  • Tại sao không có thể an táng Don Bosco tại một trong những trường của ngài? Điều này sẽ dễ dàng chấp nhận và như vậy Don Bosco sẽ được ở với các con của ngài.
  • Sau đó, khi gặp ông Bộ trưởng, các ngài trình bày lời thỉnh cầu. Ông Bộ trưởng cũng đã cho biết, theo luật, vì vấn đề vệ sinh và sức khỏe, việc an táng không được tiến hành trong thành phố. Nhưng đối với Don Bosco, có thể chấp nhận luật trừ ; tuy nhiên không được an táng ngài ở Valdocco, vì trong thành phố ; cho nên có thể an táng ngài tại một trong các trường của ngài ở ngoài thành phố. Trường Valsalice được đề nghị và được chấp thuận. Tuy nhiên khi về lại Torino, ngày 02-02, các ngài xin ông Chủ tịch thành phố ký vào giấy phép cho Don Bosco được an táng ở Valsalice, nhưng ông Chủ tịch từ chối. Sau đó các ngài lại phải đi Roma một lần nữa để xin ông Bộ trưởng can thiệp. Và nhờ sự can thiệp của ông Bộ trưởng, Don Bosco đã được chấp thuận cho an táng ở Valsalice, cách nội thành Torino khoảng 400 mét.
  • Vào lúc 21g ngày 01-02-1888 : Học sinh Valdocco tụ tập tiễn biệt Don Bosco. Và các tu sĩ Salêdiêng canh thức cầu nguyện bên cạnh quan tài Don Bosco suốt đêm.
  • 04-02-1888 : Giấy phép an táng Don Bosco ở Valsalice đến Valdocco vào lúc 16g. Sau đó, vào lúc 17g, quan tài Don Bosco bắt đầu được rước từ Valdocco và đến Valsalice lúc 18g, và được an táng ở Valsalice chiều ngày 06-02, ngay ở cầu thang lên lầu.
  • Nhân dịp Don Bosco được phong Chân phước, mộ của ngài được khai quật ngày 16-05-1929. Và ngày 17-05-1929, hài cốt của ngài được Đức Hồng Y Gamba, Tổng Giám mục Torino long trọng xác nhận : Không có gì lạ thường, xác vẫn đầy đủ trọn vẹn.
  • Don Bosco được Đức Giáo Hoàng Piô XI phong Chân phước ngày 02-06-1929 tại Vatican (thời kỳ Chân phước Philip Rinaldi làm Bề trên Cả).
  • Ngày 09-06-1929, Thánh Quan Don Bosco được long trọng rước về Valdocco và đặt trong Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ để dân chúng kính viếng. Bài hát Don Bosco Ritorna (Don Bosco Trở Về) được sáng tác để nói lên việc Don Bosco về lại Valdocco trong tiếng hân hoan vui mừng chào đón của hàng ngàn hàng vạn người. Tác giả bài hát cũng nhắc đến một biến cố khác : Biến cố Don Bosco cùng với Mẹ Magarita từ Becchi về Valdocco, nhưng lúc đó chỉ có hai người.
  • Và Don Bosco được chính Đức Giáo Hoàng Piô XI phong Thánh ngày 01-04-1934 tại Vatican (Đại lễ Phục Sinh, kết thúc Năm Thánh Cứu Độ).
  • Trong Thánh Quan có tượng Don Bosco, được làm bằng sợi thủy tinh như người thật. Xương bàn tay phải của ngài được đặt ở lồng ngực. Với bàn tay này ngài đã ban phép lành để chữa lành nhiều người.
  • Ngoài ra, Thánh Quan còn có lồng kiếng để bảo vệ tượng Don Bosco để dân chúng có thể dễ dàng nhìn thấy khi kính viếng ngài. Hai bên hông Thánh Quan có dòng chữ : DA MIHI ANIMAS, CETERA TOLLE (Xin cho con các Linh hồn, còn những sự khác, xin Chúa cứ lấy đi). Còn ở đầu và cuối Thánh Quan, có hình các bạn trẻ và bản đồ thế giới Salêdiêng. Ở hai trụ Thánh Quan có số 1815 (năm sinh của Don Bosco) và 2015 (năm Kỷ niệm 200 năm Sinh nhật Don Bosco). Ở giữa có vòng cung, như chiếc cầu nối hai thời điểm với nhau.
  • Thánh Quan nặng 820kg. Lồng kính dài 2m53, rộng 1m08 và cao 1m32.
  • Thánh Quan Don Bosco sẽ đi thăm hơn 130 quốc gia, từ ngày 25-04-2009, nhân dịp Kỷ niệm 150 năm Thành lập Dòng Salêdiêng, cho đến ngày 16-08-2015, Kỷ niệm 200 năm Sinh nhật của ngài.
  • Ngày 16-01-2011, Thánh Quan Don Bosco sẽ đến Xuân Hiệp, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. – Ngày 21-01-2011, chuyển đến Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà, Thủ Đức. – Ngày 22-01-2011, chuyển đến Phước Lộc, Bà Rịa – Vũng Tàu. – Ngày 23-01-2011, chuyển đến Đức Huy, Dốc Mơ, Gia Kiệm, Đồng Nai. – Ngày 24-01-2011, chuyển đến Đà Lạt, Lâm Đồng. – Ngày 30-01-2011, chuyển đến Ba Thôn, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh. Và ngày 01-02-2011, chuyển về Roma để bảo trì, chấm dứt thời gian thăm viếng vùng Đông Á (Nguồn: tư liệu của Học viện Don Rua - Don Bosco - Đà Lạt).

Hành trình Thánh quan Don Bosco  đến Việt Nam 
Được cung nghinh từ ngày 16-01-2011 đến ngày 01-02-2011

Tổng hợp các bài hát về cha Thánh Gioan Bosco 
6. Tham khảo
Publications of the Holy See
Publications of the Salesians of Bon Bosco
  • Biographical Memorirs St. John Bosco - Lemoyne, Giovanni Battista; Amadei, Angelo; Ceria, Eugenio (1965–1988). Borgatello, Diego, ed. Biographical Memoirs of St. John Bosco. New Rochelle, New York: Don Bosco Publications. Translation and adaptations of the Italian Memorie Biografiche di San Giovanni Bosco, 19 volumes: Vols. 1–9 by Lemoyne); 10 (1939, by Amadei); 11–19 (1930–1939, by Ceria)

Không có nhận xét nào: